The page was created to tell the story of my journeys, spreading knowledges and bring the beauty of the world to everyone. It may encourage people to pursue – to fight for their dreams.
Nào, các thanh niên hãy ngồi xếp bằng ngay ngắn để mị kể cho mà nghe truyền thuyết về đền Kamakhya – một ngôi đền có những điều bí ẩn mà cho tới nay khoa học chưa giải thích được nè. Truyền thuyết này mình đọc trong tài liệu cụ thể thì nó diễn đạt trừu tượng khó hiểu lắm. Đọc muốn xoắn não lun đó. Nên mình sẽ cố gắng kể lại một cách xúc tích, dân dã, dễ hiểu nhất cho bà con.
Ngày xửa ngày xưa, người vợ đầu tiên của thần Shiva (tên cúng cơm là Sati) giận cha đến nỗi tự sát. (Chậc chậc, thanh niên thời đó sao íu đúi dại dột quá. Giận thì giận mà thương thì thương chứ mắc chi tự sát hở người? Tui đây bao lần bị bố mẹ tổng sỉ vả là đứa con bất hiếu, ích kỷ, khốn lạn,… các thứ các thứ đây mà vẫn mặt dày sống trên trái đất mấy chục năm nà 🥲). Thôi lạc đề, kể tiếp!
Xong cái thần Shiva đau buồn rồi ôm mãi xác chết của vợ mình khóc than (Đó, làm khổ chồng khổ con chưa).
Cái, thần Vishnu (bạn của thần Shiva) ngứa mắt quá, kêu thanh niên đàn ông đàn ang gì íu đúi, người chết rồi thì để họ ra đi đi chứ. Xong cái Vishnu vung kiếm chặt xác Sati thành 108 mảnh buộc Shiva phải buông tay.
Sau khi chặt xong thì các bộ phận cơ thể của Sati rơi tả tơi 51 nơi trên trái đất 😳 (vậy 57 mảnh còn lại chắc rải khắp ngân hà quá). Riêng cái tử cung của cô thì rơi ngay xuống ngọn đồi Nilachal, rồi hoá thạch thành khối đá hình tử cung màu hồng đỏ. Và năm 1665 người ta xây đền Kamakhya để thờ cái tử cung đã hóa thạch đó đó. Người ta gọi đó là “viên đá yoni” – đại diện cho một nữ thần.
Điều kỳ lạ bí ẩn mà khoa học chưa giải thích được là: Hàng năm, trong tháng Ashad của người Hindu (vào khoảng tháng 6-7), thì từ viên đá này chảy ra dòng nước màu đỏ, và nước của sông Brahmaputra chỗ ngôi đền cũng đồng thời chuyển sang màu đỏ. Bởi vậy người dân quan niệm đó là tháng mà nữ thần này đến kỳ kinh nguyệt. Trong thời gian này ngôi đền sẽ tạm đóng cửa 3 ngày để nữ thần được nghỉ ngơi và lấy lại khả năng sinh sản – cũng là sức mạnh mà nữ thần sẽ ban cho những người dân Ấn. (😳 Giờ thì hiểu vì sao dân số đứng top 2 thế giới rồi đó. Có nữ thần ban cho khả năng sinh sản mạnh mẽ vậy mà).
Mỗi ngày đền đều có rất đông người hành hương tới đây cầu khấn và cúng dường. Rồi, giờ đã hiểu luôn cái vụ các khách sạn ở Guwahati đều báo full phòng trong ngày đầu tiên mình đi hỏi. Cũng hiểu luôn vì sao nhiều khách sạn từ chối phục vụ khách nước ngoài mà tập trung phục vụ khách Ấn Độ rồi đó. Với dân số top 2 thế giới, và vì sự nổi tiếng của ngôi đền nên ng dân Ấn khắp nơi đổ về đây hành hương rất đông. Bởi vậy dù không có phong cảnh đẹp để du lịch nhưng Guwahati vẫn thu hút dân thập phương ghé đến hành hương.
Ngôi đền chính có bảy ngọn tháp hình bầu dục, trên mỗi ngọn là ba chiếc bình bằng vàng. Những người hành hương đến phải xếp hàng ở cổng, rồi di chuyển từ từ qua mấy khu. Trong đó có đi qua một khu gì tối thui như dưới lòng đất luôn. Điểm cuối là họ sẽ đi đến một đoạn cầu thang ngắn dẫn đến một hồ nước nhỏ dưới lòng đất. Đó là nơi “viên đá yoni” được che bằng một tấm vải đỏ. Những người hành hương ngồi xổm bên hồ nước và bắt đầu cầu nguyện cúng dường.
✅ Bữa tới đây, nhìn dòng người hành hương xếp hàng dài dằng dặc từ cổng vô trong là mình thấy nản rùi đó. Mà mình cũng chỉ đi quanh cho biết chứ không có nhu cầu xếp hàng để vô gặp nữ thần. Đang 25 tuổi trẻ trung, độc thân, vui vẻ đi du lịch khắp nơi; vô gặp cái, nữ thần lại kêu “Con bé này đáng yêu quá, để ta ban cho đứa con” thì thời thanh xuân tươi đẹp coi như chấm dứt àhhh!!!
———————–
📸 Dưới đây là một vài hình ảnh mình chụp ở đền Kamakhya:
Tôi là một kẻ lang thang, chụp choẹt linh tinh, sưu tầm các câu chuyện và đi viết dạo. Đơn giản vậy thôi. Tôi thường tìm đến với những vùng đất hoang sơ, những con người với lối sống cổ đại và những nền văn hoá sắp biến mất. Tôi muốn được tận mắt chạm vào những “huyền thoại” trên thế giới này rồi ghi lại nó qua những câu chuyện, những bộ ảnh, những thước phim,… theo – cách – của – riêng – mình, trước khi nó có thể biến mất hoàn toàn. Tôi xê dịch tiết kiệm theo cách xin làm TNV quốc tế, làm WWOOF trong các trang trại, ở nhờ qua couchsurfing, xin đi nhờ xe và sống “man di mọi rợ” như người địa phương.