Ấn Độ, Blog

🇮🇳 Chap 3: Hành trình đến Ziro, Ấn Độ – “Em muốn khóc!

IMG_7181

✅ 18:35, 08/4/2017 in the messenger
Tôi: “Em mệt quá. Em muốn khóc…”
Rav: “Vì sao? Em bước đến vùng đất mới mà. Em phải đang hào hứng lắm chứ?”
Tôi: “Có nhiều thứ phát sinh nằm ngoài tầm kiểm soát của em. Kế hoạch buộc phải thay đổi đột ngột. Lát em kể sau nha. Giờ anh giúp em một việc với…”
————————–

✅ Đó là tin nhắn tôi nhắn cho Rav (nick name bạn trai tôi) sau khi trải qua hai sự cố khi vừa đặt chân tới Guwahati, Ấn Độ.
Hành trình đến với vùng đất của tộc người Apatani ở Ấn Độ là một hành trình chưa từng có người Việt nào tới trước đó. Thậm chí người nước ngoài cũng rất ít tới. Cực kỳ ít thông tin, nhưng tôi đã rất cố gắng dò hỏi khắp các group du lịch Ấn Độ, tìm được FB của chính người Apatani, cả FB của khách du lịch từng đến đó. Nhưng họ chỉ nói với tôi các thông tin về nét văn hóa của bộ tộc, các chặng đường đi đến đó phải di chuyển từ đâu tới đâu,….
Và hoàn toàn không ai nói với tôi một thông tin vô-cùng-quan-trọng. Bởi vậy toàn bộ lịch trình ban đầu của tôi xây dựng đã đổ bể!
————————-
IMG_6605
Ảnh này a Ninh chụp vội lúc vừa hạ cánh xuống sân bay Kolkata, chuẩn bị transit vài tiếng rồi bay tiếp tới Guwahati. Hành trang của tui là 2 balo đó. P/s: Thật là muốn “nhai đầu” cái thanh niên đang nhìn tôi như “máy ATM” kia.
✅ Lịch trình dự tính ban đầu của tôi là một hành trình liên tục: 3 chặng bay + 1 chặng tàu + 1 chặng xe. Cũng là cách duy nhất có thể đến đó:
Bay từ Đà Nẵng => Kuala Lumpur (Malaysia), bay tiếp đến => Kolkata(bang Tây Bengal, phía đông Ấn Độ), bay tiếp đến => Guwahati (bang Assam, Ấn Độ) => mua vé tàu đêm từ Guwahati tới => Lakhimpur, sau đó đi tiếp xe bus tới => Ziro (Nơi có người Apatani).
Nhưng…. đời không như mơ!
————————-
✅ *****Sự cố thứ nhất:
Khi vừa hạ cánh xuống Guwahati, tôi hồ hởi chạy hỏi mấy người an ninh ở sân bay thông tin đến Ziro. Mọi người đều lắc đầu rồi chỉ tôi vô văn phòng du lịch có dòng chữ “Arunachal tourism”.
Khi vô đây hỏi ra tôi mới biết Ziro là vùng biên giới rất nhạy cảm nên cảnh sát lập rất nhiều chốt chặn không cho người “lạ” xâm nhập vào Ziro. Để vô được Ziro bắt buộc phải có “permit” (một giấy thông hành). Nếu không có sẽ không thể vô được. Còn đi chui nếu phát hiện sẽ bị phạt rất nặng trước khi bị trục xuất. Muốn có giấy thông hành phải làm tại đây – tại Guwahati.
👉 Đây, chính nó. Chính là thông tin mà không một traveller hay tour guide nào ở Apatani nói cho tôi biết.
IMG_6671
Ảnh này chụp tại văn phòng du lịch “Arunachal tourism”. Chúng tôi đc an ninh sân bay chỉ điểm vô đây để hỏi thông tin. Chị gái tư vấn kia là ng Ấn đó. Nhìn ko khác ng Việt mình nhỉ?
Nhưng…. (lại là chữ “nhưng”, tôi ghét chữ này).
Nhưng hôm nay là thứ 7, mà văn phòng cấp permit chỉ làm việc từ 9g – 18g từ thứ 2 đến thứ 6. Nên chỉ còn một cách là tiếp tục ở lại Guwahati thêm 2 ngày 3 đêm để chờ tới thứ 2 đi xin giấy phép.
Mọi kế hoạch ban đầu tôi dựng lên coi như đổ bể. Trong khi kế hoạch ban đầu của tôi không hề tính ở lại Guwahati một ngày nào. Nhưng giờ chúng tôi sẽ phải ở lại cái thành phố hỗn độn này ít nhất là 2 ngày 3 đêm nữa.
Anh Nam bắt đầu nhăn nhó và trách móc tôi rằng tìm hiểu thông tin quá sơ sài. Chỉ cần nhìn thấy ánh mắt khó chịu, thất vọng, vẻ mặt cau có của anh là tôi cảm giác như cả một tảng đá đè nặng lên ngực mình. Nó khiến tôi cảm thấy áy náy, lo lắng, thất bại, vô dụng, kém cỏi,… Đủ thứ cảm xúc tồi tệ!
Trước đây tôi đi khắp nơi một mình, tôi chưa từng cảm thấy áp lực nặng nề như này. Thì đúng rồi, mọi thứ đều có cái giá của nó.
Tôi hiểu, anh Nam vốn là một người Sếp nên phong cách của anh vốn nghiêm khắc như vậy. Và nếu tôi là anh có lẽ tôi cũng sẽ khó chịu như anh thôi à. Cũng từ đó anh Nam hầu như không còn cười nói nữa. :(((
241059942_309200684337084_5764062439452660844_n
How is “mặt mộc”? Đây là lần đi ăn bữa sáng ở Guwahati. Và mặt anh Nam mấy ngày ở đây đều không cười gì cả. Nên tôi lại càng cảm thấy áp lực nặng nề đè nặng.
Chắc chỉ có bản thân tôi biết mình đã cố gắng tìm hiểu rất kỹ như thế nào. Thật sự là năm 2017, hành trình này cực kỳ ít thông tin. Và đây là du lịch bụi – Ko thể tránh khỏi việc phát sinh những thứ ngoài ý muốn mà tôi không thể lường được. Tuy vậy tôi cũng ý thức được rằng mình đang đi bằng tiền của hai anh. Hai anh hoàn toàn có quyền nổi giận. Đây hoàn toàn là trách nhiệm của mình. Và mình phải tìm cách xử lý nó.
🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿
✅***** Sự cố thứ 2:
Vấn đề thứ 2 tôi cần giải quyết đó là giờ chúng tôi sẽ kẹt lại Guwahati khoảng 2 ngày 3 đêm. Nhưng tôi lại chưa book phòng ở đây. Tôi tiếp tục cấp tốc tìm hiểu khu vực nào có thể ở lại tại Guwahati mà tiện đi các điểm tham quan, tiện đi xin permit, và phải gần ga tàu. Và tôi chọn khu vực ở khu Paltan Bazar Station.
Sau khi taxi thả tui ở khu phố này, tui vẫn vác 2 cái balo cùng 2 anh nhà báo đi vô hỏi khắp các khách sạn tại khu này. Nhưng kì quái… họ đều lắc đầu từ chối chúng tôi, báo phòng đã full. Một vài khách sạn khác thì từ chối với lý do “chỉ phục vụ khách là ng Ấn Độ”.
Trời ơi, tôi biết, tôi biết Ấn Độ là quốc gia đứng top 2 trên thế giới về dân số. Bởi vậy nhiều nơi chỉ phục vụ cho dân bản địa du lịch là đã full chỗ. Trung Quốc nhiều nơi cũng vậy. Nhưng… cái chốn này hoàn toàn không phải điểm du lịch nổi bật gì cả. Tôi chẳng thấy khách nước ngoài nào tới đây. Tại sao có thể như vậy được?
Chúng tôi vừa trải qua 3 chuyến bay cả quốc tế lẫn nội địa. Và giờ cũng không có chỗ nghỉ. Và tôi phải vác 2 cái balo nặng trịch đi bộ lòng vòng (bên cạnh là 2 người anh mặt nặng như chì) để hỏi chỗ. Bạn hiểu cái cảm giác ấy không? Nếu là đi một mình thì đây ko phải vấn đề với tôi. Nhưng tôi đang mang một áp lực khiến tôi cực kỳ hoang mang và lo lắng. Tôi phải liên tục niệm thần chú “Cố gắng lên. Mình đang đc tài trợ chuyến đi. Đây là trách nhiệm của mình!”
Khi tôi gần như kiệt sức thì may mắn mỉm cười, cuối cùng cũng tìm đc 1 khách sạn báo còn phòng. Tên khách sạn đó là “City Palace Hotel”. Và chém đẹp giá 1,3 triệu / phòng 2 giường đơn. Tui có xin nhân viên cho thêm đc 1 cái nệm để tui nằm dưới nền. Tui là đứa dễ ăn dễ ngủ nên ko quan trọng lắm. Phòng chật và cơ bản, nhà vệ sinh cũ và cảm giác ko sạch lắm nhưng không hiểu sao khách sạn giá mắc vậy. Còn với giá này ở VN thì phòng bao đẹp và sạch sẽ luôn nhen.
Lúc này, ngả người lên nệm rồi tôi mới có thể cầm điện thoại nhắn tin cho Rav (bạn trai tôi).
Tôi: “Em muốn khóc…”
Rav: “Vì sao? Em bước đến vùng đất mới mà. Em phải đang hào hứng lắm chứ?”
Tôi: “Có nhiều thứ phát sinh nằm ngoài tầm kiểm soát của em. Kế hoạch buộc phải thay đổi đột ngột. Lát em kể sau nha. Giờ anh giúp em một việc với. Tìm cách book giúp em một khách sạn cho tối mai ở khu Paltan Bazar, Guwahati, Assam.”
Ngày hôm nay… với tôi, thế là đủ rồi!
IMG_6595
Vài ảnh chụp tại sân bay Kolkata. Lúc này chưa đến Guwahati nên chưa biết về sự cố. Chứ lúc biết vụ sự cố xong chẳng ai buồn chụp ảnh.
IMG_6592
Vài ảnh chụp tại sân bay Kolkata. Lúc này chưa đến Guwahati nên chưa biết về sự cố. Chứ lúc biết vụ sự cố xong chẳng ai buồn chụp ảnh.
Bình luận ^^!

Published by Mai Hương

Tôi là một kẻ lang thang, chụp choẹt linh tinh, sưu tầm các câu chuyện và đi viết dạo. Đơn giản vậy thôi. Tôi thường tìm đến với những vùng đất hoang sơ, những con người với lối sống cổ đại và những nền văn hoá sắp biến mất. Tôi muốn được tận mắt chạm vào những “huyền thoại” trên thế giới này rồi ghi lại nó qua những câu chuyện, những bộ ảnh, những thước phim,… theo – cách – của – riêng – mình, trước khi nó có thể biến mất hoàn toàn. Tôi xê dịch tiết kiệm theo cách xin làm TNV quốc tế, làm WWOOF trong các trang trại, ở nhờ qua couchsurfing, xin đi nhờ xe và sống “man di mọi rợ” như người địa phương.

Leave a Reply