Nhân chuyện chị Q bị lũ cuốn trên đường trekking Tà Nẵng – Phan Dũng, tôi cũng có một bài viết chia sẻ quan điểm của mình như sau. Bài viết này đã được đăng trên Tuổi Trẻ Online ngày 12/10. |
My thinking – Short prose
Nhân chuyện chị Q bị lũ cuốn trên đường trekking Tà Nẵng – Phan Dũng, tôi cũng có một bài viết chia sẻ quan điểm của mình như sau. Bài viết này đã được đăng trên Tuổi Trẻ Online ngày 12/10. |
“Tôi không biết cuộc đời có phải là những chuyến đi hay không, nhưng tôi luôn tin tuổi trẻ sẽ đẹp nhất khi được tung cánh tự do khám phá những vùng đất mới.
Người ta vãn thường hỏi tôi “bước ra thế giới với những con người và vùng đất xa lạ, có sợ hay không?”
Nếu nói là không thì rõ ràng là nói dối. Nhưng bạn ạ, có những khát vọng còn lớn hơn cả những nỗi sợ hãi. Ngày mà bạn bước qua nó, bạn sẽ đón nhận một cảm giác thực – sự – hạnh – phúc, bởi vì bạn đã tìm đc những điều quý giá hơn cả bạn luôn mong đợi.
Vậy thì, có hay chăng, hãy ngừng tìm kiếm những lý do mà bạn ko thể bắt đầu cuộc hành trình mà thay vào đó là những lý do mà bạn có thể. Chỉ đơn giản có như vậy thôi.”
MAI HƯƠNG
Đã bao giờ bạn cảm thấy mình “thua kém cả thế giới”, cảm thấy hoang mang, sợ hãi, khi đọc những bài báo nói về những bạn trẻ 9X, 10X start up thu nhập nghìn đô?
Tôi vừa ngấu nghiến xong một cuốn sách được viết từ một cô bé 22 tuổi, bút danh là Trang XTD. Cuốn sách viết về những trăn trở về tuổi thanh xuân của một cô bé có “hình hài tuổi 20, trái tim tuổi 16 và đôi khi suy nghĩ đi lạc đến tận tuổi 40”.
Đây là một trong số ít những cuốn sách thực sự “chạm” được vào tôi. Khác với tất cả những cuốn sách nói về cuộc sống mà tôi từng đọc trước đó, cô bé 22 tuổi ấy lại cho tôi thấy một góc nhìn khác, rất khác của cuộc sống.
Có khi nào vào một sớm mai thức giấc, bạn bỗng thấy mình bất lực, thấy mình vô dụng, thấy mình vật vờ trôi nổi trong cuộc đời này?
———–
Tôi từng đọc được vài cmt của vài người nói tôi rằng “chắc là đi du lịch từ tiền của bố mẹ”, “chứ không thì tiền đâu mà đi khắp thế giới?”. Rồi tôi cũng rất hay nhận được mail và ib của mấy bạn trẻ với nội dung như “em muốn được giống như chị, nhưng…”. Vâng, lúc nào cũng có chữ “nhưng” được bắt đầu cho những lý do đầy bi kịch phía sau.
Nếu không làm được như người ta, cách dễ nhất là đổ thừa “tại vì…”, “thì do…”.
“Hương, tại sao mày không nghĩ mày đang theo đuổi nghiệp “viết lách”? Tại sao mày lại phải nghĩ là mày theo nghiệp “báo chí” cho nó nặng nề vậy? Hai chữ “nhà báo” nó to lắm, bỏ đi! Mày hãy tiếp tục nghĩ mày là một freelancer đang theo đuổi nghiệp viết lách, mày sẽ lại thấy niềm vui vào công việc mày đang làm và tự tin vào con đường mày đang theo đuổi. Và mày tiếp tục sống cuộc đời của mày, tiếp tục bước con đường mày chọn, không cần giống ai hay trở thành ai cả. Mày thấy hạnh phúc là được. Hai chữ “nhà báo” quá lớn, nó sẽ đè mày bẹp dí, nó sẽ khiến mày thấy bản thân tụt hạng đi và khiến mày mất niềm tin vào bản thân.”