Journeys
Các bài viết là cảm xúc của tôi, suy nghĩ của tôi và chia sẻ của tôi …
🇮🇳Ấn Độ (Chap 7): Hành trình vật vã đi tìm văn phòng làm Permit
📸 Photo: Trong ảnh là bà Hage Lingu ở làng Hari, Ziro, Ấn Độ. Một trong những người phụ nữ Apatani xăm mặt và khoét mũi cuối cùng còn sót lại trên thế giới.
—————————-
Hum bữa lúc hỏi thông tin ở văn phòng du lịch “Arunachal Tourism” có 2 bạn tour guide mời chào chúng tôi đặt dịch vụ làm permit qua họ với giá 50usd/người. Nhưng tôi nghĩ nếu tự làm có khi giá tốt hơn chăng. Tôi muốn coi giá thực tế bao nhiêu nên từ chối và quyết tự dắt 2 người anh đi làm. Và chắc đó là một quyết định ngu muội của tôi. Vì hành trình đi tìm cái văn phòng để làm permit vô cùng vật cmn vã và giá cũng 50 đô. Đậu… xanh ghê!
🇮🇳 Ấn Độ (Chap 6): Chuyển khách sạn – Làm loạn từ Ấn Độ về VN, rồi từ VN qua Ấn Độ
(Ảnh: Anh Nam chụp hình với xe Auto Rickshaw – một loại xe phổ biến ở Ấn).
———————-
Trưa Chủ nhật hôm đó sau khi đi loanh quanh mấy khu chợ gần khách sạn cũ và thăm đền Kamakhya về, chúng tôi thu dọn hành lý để chuyển khách sạn khác. Khách sạn mới này tôi nhờ Rav (bạn trai mình) book giùm qua Agoda để giá tốt hơn xíu và chất lượng cao hơn xíu.
🇮🇳 Ấn Độ (Chap 5): Kamakhya – Một trong n~ ngôi đền bí ẩn nhất Ấn Độ
🇮🇳 CHAP 4: Ngày đầu tiên “mắc kẹt” – Khám phá vài nét văn hoá ở Guwahati
Ngày hôm sau (CN 09/4/2017), 3 anh em đi kiếm đồ ăn sáng, sau đó đi một vòng quanh Guwahati thì thấy có mấy chuyện để kể như sau:
Ở Ấn Độ, bò là loài vật rất linh thiêng bởi chúng là thú cưỡi của thần Shiva – vị thần tối cao trong Hindu giáo. Tuyệt, mình nghĩ ngài cưỡi bò đi long nhong chắc sẽ di chuyển với vận tốc tầm 4 cây chuối / giờ quá. Nghĩ đã thấy sốt hết cả ruột.
Bữa đứng nhòm bạn bò ngoài đường. Mình dòm “bạn”, bạn dòm lại mình. Rồi mình cảm thấy vô cùng thèm một tô phở bò tái made in Việt Nam (mà phải là phở Hùng ở Sì Gòn 7 mươi mấy ngàn ấy). Còn bạn thì vênh mặt nhìn lại mình kiểu muốn khoe là “Tau là những chú bò Ấn Độ được cấp thẻ căn cước đó nha. Mày cứ ăn đồng loại tau đi rồi thần Shiva sẽ vả mày lệch mặt”. Theo tài liệu mình đọc đc thì từ năm 2007, những chú bò ở Ấn Độ thậm chí còn được cấp thẻ căn cước để được bảo vệ khi xuất chuồng.