Nepal, Photos

🇳🇵 Nepal (chap 23): Rời khỏi Himalaya bằng trực thăng cứu hộ. Và “cuộc chiến” giữa bảo hiểm du lịch với trực thăng cứu hộ bắt đầu….

🇳🇵 Nepal (chap 23): Rời khỏi Himalaya bằng trực thăng cứu hộ. Và “cuộc chiến” giữa bảo hiểm du lịch với trực thăng cứu hộ bắt đầu….

– – – – – – – – – – – – – — – – – – – – – – – – – – — – – – – – – – – – – – – –
✅ 1. Anh Nam Ki bắt đầu “phản ứng” với độ cao.

Theo lịch trình ban đầu thì đáng lẽ hôm nay – sau khi trở về từ Everest Base Camp, vợ chồng anh Nam Ki sẽ tiếp tục nghỉ lại Gorakshep thêm một đêm, rồi hôm sau mới về lại Lobuche. Nhưng ở Gorakshep, cơ thể anh Nam Ki cũng bắt đầu “phản ứng” với độ cao nên anh cũng cần hạ độ cao luôn sau khi chinh phục được EBC.

Chiều hôm đó tôi gặp lại vợ chồng anh Nam Ki và Janak tại Lobuche. Anh Nam Ki môi đã thâm đen và nói với tôi: “Anh thấy may là đêm qua em chịu hạ độ cao, chứ đúng như Janak nói nếu em cố chấp ở lại có khi em không chịu nổi qua đêm. Vì tối qua lượng oxy ở Gorakshep xuống thấp, anh chưa sốc độ cao mà còn không thở nổi. Cả đêm đó ở Gorakshep anh khó thở tới mức không ngủ nổi mà phải ngồi thở cả đêm. Nằm là không thở được”.

Ra vậy, nên hôm sau, sau khi đặt chân được lên EBC thì vợ chồng anh Nam Ki quyết định không nghỉ ngơi tại Gorakshep 5128m thêm một đêm nào nữa, mà xuống luôn Lobuche 4910m để hạ độ cao.


Blog, My Newspaper Writing

Chuyện nữ phượt thủ Q. bị lũ cuốn trên đường trekking Tà Năng – Phan Dũng: Xê dịch không đẩy bạn vào chỗ chết

Nhân chuyện chị Q bị lũ cuốn trên đường trekking Tà Nẵng – Phan Dũng, tôi cũng có một bài viết chia sẻ quan điểm của mình như sau. Bài viết này đã được đăng trên Tuổi Trẻ Online ngày 12/10.

Chuyện nữ phượt thủ Q. bị lũ cuốn trên đường trekking Tà Năng – Phan Dũng mới đây thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Một lần nữa cộng đồng mạng lại dậy sóng và chỉ trích: “Nông nổi”, “đua đòi”, “vô bổ”, “thiếu kinh nghiệm”… . Vậy thì sao, ở nhà sẽ an toàn hơn ư?

Nepal, Photos

chuẩn bị hành lý và đồ đạc cho chuyến trekking trên Himalaya: 20 ngày với 9kg…~~~

Một vấn đề mà nhiều bạn quan tâm và ib hỏi mình, giờ mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm về việc chuẩn bị hành trang cho chuyến đi 20 ngày. Cái này mình chia sẻ trên nhu cầu cá nhân của riêng mình, chỉ mang tính chất tham khảo cho các bạn thôi nha. Đợt mình đi là tháng 3. Còn nếu đi vào những tháng mùa đông thì phải khác nhé.  

Mình vốn ko coi đây là chuyến đi nghỉ dưỡng, chỉ đơn giản là 1 chuyến đi bụi nên mình ko mua hành lý ký gửi. Hàng không chỉ cho mình 7kg hành lý xách tay nhưng thực chất hành lý của mình nặng khoảng 9kg. 2kg kia mình mang sẵn đồ trên người chỉ để lọt qua vòng cân hành lý ở sân bay Việt Nam, lọt xong mình mới gỡ bỏ “phụ kiện” bỏ lại vào balo. Hehe . Đáng ngạc nhiên là khi mình transit tại sân bay Kualalumpur (Malaysia) họ không hề bắt mình bỏ hành lý lên cân (Cái này mình ko rõ là do họ quên hay là họ ko bắt cân nha). Nên mặc dù quá ký nhưng mình ko hề gặp rắc rối ở các sân bay. 

Nepal, Photos

Hồi ký Nepal 3: Hành trình đến với Everest Base Camp: Tôi bị sốc độ cao nặng và buộc phải bỏ cuộc ở chặng cuối cùng của hành trình

Nhìn lại hành trình của mình, có rất nhiều chuyện tôi không thể nào quên. Nhưng cái ngày khó quên nhất có lẽ chính là ngày thứ 8 của hành trình. Ngày tôi đặt chân đến Gorak Shep (5128m) – điểm cuối cùng của cuộc hành trình truớc khi đi lên Everest Base Camp (5364m) nhưng rồi tôi bị sốc độ cao nặng và buộc lòng phải hạ độ cao gấp trong đêm để đảm bảo an toàn.

Từ Gorak Shep (5128m) lên Everest Base Camp (5364m) chỉ có 3 tiếng leo dốc nữa. Vậy mà tôi buộc phải bỏ cuộc ngay ở đoạn cuối cùng của giấc mơ. Đó cũng là ngày mà Himalaya lấy đi của tôi nhiều nuớc mắt nhất.

My Newspaper Writing, Nepal, Photos

Himalayan mountain porters, “world’s strongest people” / Những người khuân vác mạnh nhất thế giới (Phóng sự ảnh)

Himalayan porters have been dubbed ‘the world’s strongest people’ after wowing tourists with their incredible endurance, will, and optimism.

Được mệnh danh là “những người có thân hình nhỏ bé nhưng mạnh nhất trên thế giới”, các phu khuân vác ở Himalaya luôn khiến khách lữ hành đặt chân đến đây phải trầm trồ nể phục trước sức bền, ý chí và tinh thần lạc quan của họ. Họ được gọi bằng cái tên phổ biến là “porter”.