Nepal, Photos

chuẩn bị hành lý và đồ đạc cho chuyến trekking trên Himalaya: 20 ngày với 9kg…~~~

dscf1705

Một vấn đề mà nhiều bạn quan tâm và ib hỏi mình, giờ mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm về việc chuẩn bị hành trang cho chuyến đi 20 ngày. Cái này mình chia sẻ trên nhu cầu cá nhân của riêng mình, chỉ mang tính chất tham khảo cho các bạn thôi nha. Đợt mình đi là tháng 3. Còn nếu đi vào những tháng mùa đông thì phải khác nhé.  

Mình vốn ko coi đây là chuyến đi nghỉ dưỡng, chỉ đơn giản là 1 chuyến đi bụi nên mình ko mua hành lý ký gửi. Hàng không chỉ cho mình 7kg hành lý xách tay nhưng thực chất hành lý của mình nặng khoảng 9kg. 2kg kia mình mang sẵn đồ trên người chỉ để lọt qua vòng cân hành lý ở sân bay Việt Nam, lọt xong mình mới gỡ bỏ “phụ kiện” bỏ lại vào balo. Hehe . Đáng ngạc nhiên là khi mình transit tại sân bay Kualalumpur (Malaysia) họ không hề bắt mình bỏ hành lý lên cân (Cái này mình ko rõ là do họ quên hay là họ ko bắt cân nha). Nên mặc dù quá ký nhưng mình ko hề gặp rắc rối ở các sân bay. 

Đó là với riêng mình, còn 2 anh chị Việt Kiều mình gặp thì mang theo hơn 30kg hành lý. Mình thấy anh chị ấy chuẩn bị rất kỹ lưỡng mọi thứ không thiếu thứ gì như phích nước nóng, đồ ăn, rất nhiều quần áo cho đủ loại thời tiết và mỗi người mang theo tận 3 – 4 đôi giày.

Nhưng với bản thân mình thì mình lại thấy không cần thiết, mình chỉ mang theo 9kg và thấy hoàn toàn ổn trong suốt chuyến đi. Còn lại tuỳ nhu cầu cá nhân của từng người thôi.

dscf1582

1. Những thứ cần chuẩn bị trước

– Mình chỉ mang theo duy nhất 1 đôi giày, giày chống nước nhé. (Thật ra mình khuyến khích việc thuê giày ở ngay tại Kathmandu hơn. Nhưng nếu bạn có sẵn giày rồi thì tốt thôi).

– 5 cái áo pun mỏng (1 cái áo cộc tay, 3 dài tay, 1 áo cao cổ),

– 2 áo khoác (2 áo khoác gió. Áo phao thì chắc chắn cần nhưng nếu bạn chưa có thì ko cần mua trước cho đắt mà nên thuê ở Kathmandu, rất ấm, rất nhẹ và giá thuê cũng rất rẻ, đọc mục số 2 nhé)

– 7 cái quần (trong đó có 4 quần legging co giãn mặc trong cho ấm và thoải mái, 2 quần gió rộng (khuyến khích loại có lót nỉ để cách nhiệt tốt) và 1 quần jean để mặc di chuyển trong các chuyến bay hoặc dạo chơi bình thường).

– 1 bao tay đủ ấm nhé (Mình mang theo 1 đôi bao tay đi phượt ko đủ ấm nên đành mua thêm 1 đôi ở Namche Bazaar), khuyến khích mang bao tay lót nỉ hoặc lông bên trong, da bên ngoài.

dscf1706

– 7 đôi tất (kể ra thì với chuyến đi 20 ngày của mình 7 đôi tất là hơi ít, nếu các bạn đi ngắn ngày hơn thì chỉ cần chừng này)

– dép (mình ko mang theo đôi dép nào nhưng thật sự ở các khách sạn trên núi ko có dép cho các bạn di chuyển đi lại vào nhà tắm, các bạn nên mang theo 1 đôi dép nha ko thì bất tiện lắm),

– Kính: kính râm là thứ ko thể thiếu vì càng lên cao mặt trời càng chói, hại mắt lắm nha,

– Sách: nên mang theo 1 cuốn sách hay ho vì khi trekking bạn sẽ có rất nhiều thời gian rảnh mà ko biết làm gì. Mình thì viết nhật ký và trò chuyện với mọi người, nhưng mà vẫn dư dả thời gian lắm. Nếu ko mang sách sẽ uổng phí thời gian lắm đó.

– Những thứ tùy nhu cầu cá nhân: máy ảnh, sạc dự phòng (khuyến khích mang sạc năng lượng mặt trời – sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền sạc), vài cái thẻ nhớ và 2 cục pin máy ảnh.

– Thuốc: Thuống chống sock độ cao, thuốc bổ não (cần uống trước khi đi tầm 1 tháng nhé, mình ko uống hoạt huyết dưỡng não mà uống biloba gì đó của Mỹ tốt hơn do thần kinh mình rất yếu), thuốc giảm đau (khi thấy đau đầu quá có thể uống), thuốc tiêu chảy, thuốc cảm cúm, kháng sinh và viên vitamin tổng hợp (mình mua loại cung cấp 21 khoáng chất và các vitamin của rau xanh cho các bạn vì đồ ăn ở đây ít rau xanh lắm). (Riêng tiền thuốc ko cũng gần triệu vì toàn mua thuốc tốt ko thôi)

– Kem chống nẻ: Môi và da mặt ai cũng toác loạc ra vì thời tiết quá lạnh, kém chống nẻ là ko thể thiếu nha.

– Kem chống nắng: Vì lên cao gần mặt trời nên da rất dễ bị cháy nắng.

dscf1596

2. Những thứ ko cần chuẩn bị trước vì nên thuê hoặc mua ở Kathmandu

Đây là những thứ mình nghĩ các bạn không cần chuẩn bị trước hoặc mua làm gì cho tốn kém. Giá cả nó thật sự rất cao. Các bạn hoàn toàn có thể thuê ở Kathmandu với giá rẻ hơn nhiều. Vì ở VN cũng ko cần thiết dùng những đồ này để mà mua.

– Áo phao The North Face, loại áo này cực nhẹ và ấm. 1 cậu bạn Nepal đã dắt mình đi thuê 1 chiếc áo này, giá chỉ có 7$ cho 15 ngày trekking. Cũng nhờ có nó mà mình giữ đc ấm trên Hymalaya. Các bạn nên chọn loại màu mè 1 chút. Hồi đầu mình ko thích thuê áo màu vàng chói, nhưng sau mới thấy có cái lợi là màu vàng vừa giúp guide và porter nhận ra mình dễ dàng từ xa (mình có 2 lần đi lạc trên Hymalaya). Và thật sự màu vàng lên ảnh giữa cảnh núi rừng rất nổi và đẹp. haha.

– Giày trekking: Có thể thuê hoặc mua ở Kathmandu, giá có khi còn rẻ hơn mua ở Việt Nam ấy. Ở đây toàn đúng loại dành cho trekking và leo núi. Có thể chống nước và giữ ấm cho chân bạn.

– Balo trekking: Ở ĐN mình hỏi thì giá tầm 1 triệu rưỡi / cái nên mình ko mua. Mình mang balo thường rùi qua đây thuê 1 cái lớn cũng The North Face cho porter mang đồ giúp. giá cũng 7usd cho 15 ngày

– Gậy trekking: Đừng dại mà mua ở Việt Nam nếu như bạn cũng chỉ đi hành lý xách tay mà ko mua ký gửi như mình nhé, vì hải quan sân bay sẽ không cho bạn mang theo lên máy bay đâu. Mình may mắn là ko mua nhưng khi vừa qua Kathmandu thì được một bác người Mỹ vừa kết thúc trekking tặng lại cho cả 1 đôi gậy. Giờ mình cũng đành bỏ lại ở Nepal vì sân bay ko cho mang.

– Trùm mặt và đầu giữ ấm cho tai và hơi thở. Cái này mình cũng đc bác ng tây tặng lại. Loại của mình có thể giữ ấm cho mũi mà vẫn dễ thở hơn khẩu trang vì nó thiết kế đặc biệt. Không khí ở Hymalaya lạnh lắm, cứ hít hoài thì cơ thể bạn sẽ lạnh suốt thôi. Cần che chắn và giữ ấm hơi thở khi cảm thấy quá lạnh nhé. (Nên mua ở Kathmandu)

– Một mũ len 2 lớp trùm tai, có thể mua tại Kathmandu bán rất nhiều. Giá cũng rẻ, chỉ khoảng 2$ / cái. Nếu qua Lulka mua thì sẽ mắc hơn.

– Còn lại là mấy thứ linh tinh như dầu gội, nước rửa tay không cần nước, giấy vệ sinh nên mang theo 5 cuộn trước. Vì giấy vệ sinh lên đó cũng đắt. Ở Namchebazar là 100RB / cuộn (1usd), lên đến Lobuche là 400RB / cuộn (4usd = gần 100.000VNĐ). Thế nên mang theo nhiều đỡ mua. Vì giấy vệ sinh cũng nhẹ nên ko vấn đề.

dscf1589

3. Một chút chia sẻ từ kinh nghiệm tiêu tiền riêng

Mình đi theo kiểu tiết kiệm chứ không hưởng thụ vì ở trên núi mọi thứ đều rất đắt đỏ, càng lên cao càng đắt. Bây giờ mình sẽ chia sẻ những thứ có thể tiết kiệm theo cách của mình và những gì không thể tiết kiệm nhé.

– Về nước nóng: 2 anh chị Việt Kiều đi cùng mình cũng như mấy bạn nước ngoài mình thấy thường bỏ tiền ra mua nước nóng để rửa mặt, lau người và uống. Mình không hỏi giá vì mình có thể tự tạo ra nước ấm theo cách của riêng mình. Nhưng hồi ở Dingboche mình nghe Jeff – cậu bạn ng Mỹ của mình nói cậu ấy mua 1 bình nhỏ là 200RB (khoảng 2usd) chỉ đủ uống nên cần mua nhiều lần nếu bạn có nhu cầu dùng nhiều.

Cách của mình là mình thường tận dụng 1 chai nước đã uống hết lấy nước từ vòi nước bỏ vô rùi khi ngồi sưởi bên lò sửa mình hay đặt chai nước gần lò sưởi cho ấm dần để rửa mặt và lau người. Nhớ là đặt dưới chân lò sưởi nước ko ấm được đâu, để chai nước lên 1 cái ghế cạnh mình, càng cao thì hơi ấm càng nhiều (cứ làm thử rùi biết chứ mình nói các bạn cũng ko hình dung ra được). Tại sao phải thế? Vì các bạn sẽ không thể chịu đựng nổi cái lạnh từ vòi nước đâu. Mình chỉ vừa đưa tay hứng nước khoảng 5 giây mà tay mình đau buốt mất cảm giác, mình cảm tưởng như nó sắp đông máu đến nơi rồi ấy. Nên cứ hứng nước xong mình phải xoa bóp tay liên tục và ép chặt tay vô đùi để giữ ấm và cho máu lưu thông. Nước lạnh 1 cách không thể chịu đựng nổi. Kinh khủng lắm.

dscf1761

– Về wifi: Mình ko mua wifi trong suốt chuyến đi, nó vừa đắt mà mình thấy không cần thiết phải dùng. Mình mua 1 lân ở Namche Bazaar, khi đó mình chỉ định dùng 1 tiếng để liên lạc về hỏi tình hình ở nước. Mua 1 tiếng rẻ hơn nhiều mua 1 ngày nhưng mà họ cũng ko đổi pass nên sau đó mình dung đc cả 1 ngày lun (quá lãi… nhưng có vẻ mình ko tốt lắm khi tận dụng kiểu này =.= ).

– Về sạc pin: Mình chỉ mất phí sạc 1 lần duy nhất cho 2 cục pin máy ảnh trong suốt chuyến đi. Sau đó mình hỏi họ có thể cho mình sạc thêm điện thoại ko, họ cũng đồng ý. Nên tính ra mình mất phí sạc cho 1 lần. Và vì mình luôn bỏ pin máy ảnh trong túi quần giữ ấm nên dùng được rất lâu. Trời lạnh sẽ làm đồ điện tử của bạn cực kỳ nhanh hết pin, làm theo cách của mình bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá tiền sạc điện đấy.

– Và có 1 sự thật thực lòng hổng mún chia sẻ nên mới viết vào đoạn cuối cùng để ít ng đọc được. Đó là 10 ngày trekking cũng chính là 10 ngày mình ko tắm gội. hơ hơ. Và nhà vệ sinh ở các hotel trên núi toàn nhà vệ sinh chung nên cũng kinh khủng lắm nhé. Chỉ có 2, 3 hotel là thường xuyên dọn dẹp thôi.


Còn thứ mà ko thể tiết kiệm được đó là mua nước. Vì nước rất nặng nên khó mà mua trước cho cả chuyến đi. Bắt porter mang thì tội quá. Nên cái này hổng tiết kiệm được. Cắn răng mà mua, 300RB cho 1 chai nước 1lit ở Lobuche nha. 1 ngày càng bạn cần uống khoảng 4 lit nước mới tránh được sock độ cao. Mình mới mua nước đến đó. Gorkshep chắc mắc hơn nhưng mình chưa kịp mua nước ở đó thì phải lượn xuống vì sock độ cao nặng rồi.

dscf1705

4. Tổng chi phí cho chuyến đi của cá nhân mình là:

Khoảng gần 1800usd cho tất cả chi phí 20 ngày ở Nepal: Vé máy bay, ăn ở, trekking, guide + porter….

5. Đây là nơi mình thuê guide và porter. Mình rất hài lòng với công ty của bạn Jung này. Bạn nào quan tâm giá cả có thể ib fb này: https://m.facebook.com/nepalannapurnabasecamptrekking

Còn đây là website của trekking: www.aboutnepaltreks.com

Tạm thời nhớ được chừng đó để chia sẻ. Nếu nhớ thêm được gì mình sẽ chia sẻ thêm.

dscf1601

Bình luận ^^!

Published by Mai Hương

Tôi là một kẻ lang thang, chụp choẹt linh tinh, sưu tầm các câu chuyện và đi viết dạo. Đơn giản vậy thôi. Tôi thường tìm đến với những vùng đất hoang sơ, những con người với lối sống cổ đại và những nền văn hoá sắp biến mất. Tôi muốn được tận mắt chạm vào những “huyền thoại” trên thế giới này rồi ghi lại nó qua những câu chuyện, những bộ ảnh, những thước phim,… theo – cách – của – riêng – mình, trước khi nó có thể biến mất hoàn toàn. Tôi xê dịch tiết kiệm theo cách xin làm TNV quốc tế, làm WWOOF trong các trang trại, ở nhờ qua couchsurfing, xin đi nhờ xe và sống “man di mọi rợ” như người địa phương.

487 thoughts on “chuẩn bị hành lý và đồ đạc cho chuyến trekking trên Himalaya: 20 ngày với 9kg…~~~”

  1. Quach Duy Long says:

    Cám ơn cô gái vì bài viết này, thông tin quý giá quá! Vậy mà bên tour ko nói gì hết về cái này á.

Leave a Reply