Ấn Độ

🇮🇳 Ấn Độ (Chap 13): Vì sao Ziro lại là vùng đất nhạy cảm và nhiều chốt chặn kiểm soát khắt khe như vậy?

Lá cờ Ấn Độ tung bay trên lãnh thổ Ziro, bang Arunachal Pradesh.
Lá cờ Ấn Độ tung bay trên lãnh thổ Ziro, bang Arunachal Pradesh.

Một bữa nấu ăn ở nhà của anh nhà báo Shankar, mình có hỏi chuyện về vụ quá nhiều chốt chặn giăng khắp đường đến Ziro. Và tại sao khu vực bang Arunachal Pradesh lại nhạy cảm đến vậy. Shankar kể một số chuyện về chiến tranh biên giới Trung – Ấn cho mình nghe. Sau mình cũng có tìm đọc thêm các tài liệu khác về vụ này để có cái nhìn khách quan hơn. Nói vậy chứ có khách quan thế nào mình cũng theo phe Ấn thoai. Vì sao ư? Vì mình ghét China vãi noài.

Ấn Độ đất đai người ta có từ hơn 5000 năm nay, nhưng hơn 100 năm trước, ù ma Tung Của – người chuyên chơi hệ “nhận vơ”, đã tràn qua vùng biên giới Ấn Độ ở dãy Himalaya rồi tuyên bố: “Ô, Aksai Chin ơi, Arunachal Pradesh ơi,… lại đây với ù ma nào, các con đều là của ù ma đấy nhé. Ù ma không đẻ ra các con, nhưng các con vẫn thuộc về ù ma đấy. À Arunachal Pradesh – tên gì kỳ quá, từ giờ ù ma đổi tên con thành Nam Tây Tạng, chốt nhé, tên mới nghe hay thế, thích thế còn gì!”. Xong Ấn Độ không chịu, bảo “Biến đi con mẹ mìn biến thái! Ở đây không có gì là của mày cả!”. .

Thế là ù ma Tung Của lăn ra giãy đành đạch ăn vạ như chú Thanh Bạch “đổ nước ra sàn rồi giãy đành đạch” qua lời kể của cô Xuân Hương í. Nhận vơ và ăn vạ xong vẫn chưa đạt được mục đích, ù ma Tung Của ngồi dậy lau nước mắt nước mũi, roài lộ rõ bộ mặt mẹ mìn, mang súng ống qua xả pằng pằng rồi đòi cướp cmn đất của người ta luôn.
 
Tung Của đã dắt 80 ngàn quân lính phi qua bắn 10 ngàn quân Ấn Độ. Trận đó làm hơn 2 ngàn người lính Ấn đã được đầu thai chuyển kiếp về một nơi yên bình không có chiến tranh, hơn 3 ngàn lính Ấn bị bắt về tra tấn, và hơn 1,6 ngàn lính Ấn bị thương, gần 1,7 ngàn lính Ấn mất tích. Và Tung Của chính thức chiếm được Aksai Chin. Hiện vẫn tiếp tục đang tìm cách để chiếm nốt khu vực còn lại. Đây được coi là cuộc chiến biên giới với diện tích dài nhất thế giới. Hồi đó nếu Mỹ không có động thái can thiệp vào thì Trung Quốc có thể vẫn chưa chịu dừng lại. Chứ ko có khi giờ mình muốn đến Apatani lại xin visa Tung Của ấy.
main-qimg-0b48a7e18cffd10219ac-3077-9626-1500685404
Theo đường McMahon, Arunachal Pradesh thuộc Ấn Độ nhưng Trung Quốc coi đường này là vô giá trị. Đồ họa: quoracdn
Mà cái bạn Tung Của này xưa giờ có cái tính nhận vơ không bỏ được, cả thế giới đều biết. Bạn ấy từng nhận vơ món ăn quốc hồn quốc túy mang tên “kim chi” Hàn Quốc là của bạn ấy làm Hàn Quốc giận sôi lòng mề; nhận vơ núi Everest là của bạn ấy làm Nepal tức ói máu; rồi bạn ấy nhận vơ Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của bạn ấy; xong còn nhận vơ áo dài Việt Nam cũng là bản quyền của bạn nốt.
Vâng, bạn là nhất, cả thế giới này là của bạn!
 
Quay lại vụ Trung – Ấn, sau vài cuộc chiến đẫm máu khá oải làm hàng ngàn binh lính “gãy cành thiên hương”, thì tới năm 1996, Trung và Ấn có oẳn tù tì rồi quyết định là nể tình làng nghĩa xóm, từ nay chúng ta chọi nhao bằng “hàng lạnh” như gạch đá thoai. Đừng dùng “hàng nóng” như bom hay súng nhé. Nói nghiêm túc như trên truyền thông thì: “không bên nào được nổ súng, sử dụng hóa chất nguy hiểm, tiến hành các vụ nổ hoặc săn bắn bằng súng hay chất nổ, (…) nhằm tránh nổ ra xung đột quân sự toàn diện”.
Nhưng dù thế thì hai bên vẫn cầm gậy gộc và gạch đá lao vào chọi nhau thường xuyên, vẫn có hàng chục lính Ấn đã thiệt mạng sau mỗi trận chiến như vậy. . . Thi thoảng rảnh rảnh 2 bên còn đứng chửi nhau hàng giờ nữa!
.
Sau đó để tạo áp lực với Ấn Độ, ù ma Tung Của mới giả lả làm thân với Pakistan. Bảo Pakistan là “Này bạn ơi mình sẽ chuyển giao cho bạn thật nhiều vũ khí chống hạm uy lực của mình. Rồi giúp đỡ bạn trên mọi lĩnh vực. Có gì bạn ủng hộ mình cùng “xiên” thằng hàng xóm vừa đen vừa lắm lông có cái tên Ấn Độ nhé!”. Pakistan ưng cái bụng lắm, vì lâu nay cũng cơm chẳng lành canh chẳng ngọt với Ấn roài. Nhưng Ấn Độ ngó vậy cũng không phải dạng vừa đâu, ngay sau đó đã tạo thêm bước tiến trong mối quan hệ với Liên Xô và Mỹ – 2 quốc gia anh chị mà Trung Quốc phải kiêng dè.
 .
Đó là những điều xảy ra trước năm 2018 nhé. Còn từ 2018 thì mối quan hệ giữa các bên có nhiều sự thay đổi chóng mặt lắm.
 .
Nói chung kẻ thứ 3 như mình ghé chơi nghe chuyện và đọc đọc thêm thì không biết đúng sai như nào. Nhưng mình ghét Tung Của hơn nên mình tạm tin Ấn và theo phe Ấn. Tung Của đúng là cái thứ xấu tính đủ đường. Đã có cái tính hay “nhận vơ” rồi còn hung hăng và điêu toa nữa. Rồi thần Shiva sẽ vả Tung Của vỡ mặt.
 .
Kể sơ sơ vậy để mọi người hiểu vì sao hành trình đến khu vực Ziro lại nhạy cảm với China và nhiều chốt chặn như vậy. Thấy chưa, đọc blog mình không chỉ giải trí và hiểu thêm về văn hóa, mà còn hiểu thêm chút về chính trị và lịch sử của một vùng đất đấy nhé. Dù thời đi học mình ngu 2 môn đó voãi lun. Nhưng lúc đi du lịch tới một quốc gia khác mình lại cực kỳ hứng thú tìm hiểu về chính trị và lịch sử của nó. Thặc ngược đời!
 .
Hùi học Đại học mình có học môn “Báo chí thế giới” hay “Báo chí quốc tế” chi đó. Khum biết nếu hùi đó mình tóm tắt chiến tranh Trung – Ấn với lối kể nhảm nhí như này thầy giáo có cho mình 2 điểm không nhỉ? À, có khi không được 2 điểm :)))
.
—————-
P/s: Có một bài viết này, hồi 2017 mình đọc và đã rất xúc động, rất thương và cảm phục các binh sĩ Ấn Độ. Mình để link ở đây cho bạn nào quan tâm có thể truy cập vô để đọc và hiểu hơn nhen.
Bình luận ^^!

Published by Mai Hương

Tôi là một kẻ lang thang, chụp choẹt linh tinh, sưu tầm các câu chuyện và đi viết dạo. Đơn giản vậy thôi. Tôi thường tìm đến với những vùng đất hoang sơ, những con người với lối sống cổ đại và những nền văn hoá sắp biến mất. Tôi muốn được tận mắt chạm vào những “huyền thoại” trên thế giới này rồi ghi lại nó qua những câu chuyện, những bộ ảnh, những thước phim,… theo – cách – của – riêng – mình, trước khi nó có thể biến mất hoàn toàn. Tôi xê dịch tiết kiệm theo cách xin làm TNV quốc tế, làm WWOOF trong các trang trại, ở nhờ qua couchsurfing, xin đi nhờ xe và sống “man di mọi rợ” như người địa phương.

Leave a Reply