Ấn Độ, Photos

🇮🇳 Ấn Độ (Chap 19): Tôi học được điều gì từ cách sống của người Apatani?

SAM_8413

Có thể đối với một bộ tộc cổ đại, bạn sẽ nghĩ “Ồ, họ lạc hậu vậy thì có gì mà đáng học hỏi, phổ cập văn minh cho họ còn không hết ấy chứ”. Nhưng nếu chịu quan sát, suy nghĩ và tìm hiểu kỹ về cách sống của họ, thì chắc chắn bạn sẽ nhận ra rất nhiều những điều thú vị có thể học hỏi đấy.

1, Bài học về nông nghiệp bền vững

Tại Ziro chúng tôi đã gặp được những người nông dân có tâm và có trí. Người Apatani quả là đã thành công trong việc bảo tồn các khu rừng. Họ chọn cách xây dựng đất nông nghiệp trên đất phẳng, do đó họ tận dụng việc canh tác lúa nước kết hợp với nuôi cá ngay trên đồng ruộng (nói tới đây lại chợt nhớ tới mấy con cá thích giảm cân toàn da bọc xương hum ăn ở nhà nhạc sĩ Hage Komo). Người ta vẫn ngạc nhiên khi năng suất lúa của người Apatani rất cao nhưng không hề dùng sức động vật hay máy móc công nghiệp. Thay vào đó họ tạo ra các phương pháp nông nghiệp hữu hiệu và bền vững.

SAM_0317
Một góc của thị trấn Ziro – nơi phát triển và hội nhập nhất của Ziro, nhưng họ vẫn bảo tồn rất tốt các khu rừng.
Và họ đã thành công với những phương pháp như vậy. Vào tháng 4/2014, phong cảnh và văn hoá Apatani được thêm vào danh sách di sản thế giới được Unesco công nhận. Đạt được điều đó là nhờ năng suất nông nghiệp rất cao trong khi môi trường sinh thái hoàn toàn được giữ vững và bảo vệ. Những ngày cùng anh chàng ng bản địa Michi Tajo khám phá cách sống của bộ tộc Apatani, tôi đã học hỏi được nhiều về cách sống và cách gìn giữ môi trường tự nhiên của họ:
Thay vì phá môi trường, phun hoá chất hay dùng máy móc công nghiệp, họ chọn cách tôn trọng và làm bạn với thiên nhiên. Và mẹ thiên nhiên – dĩ nhiên, đã đáp lời!

 

————————————–

2, Cách sống hòa hợp với thiên nhiên

Vì luôn cho rằng vạn vật tồn tại trên thế giới đều có linh hồn, đều mang một vai trò nào đó với con người, nên người Apatani sống rất hoà hợp và gần gũi với tự nhiên.
Họ vẫn sống trong những ngôi nhà bằng tre đơn giản, được dựng trên một sàn gỗ vững chãi. Ở căn phòng chính của mỗi căn nhà vẫn còn lưu lại những nét văn hoá cổ đại với bếp lửa hồng, những cây giáo, áo giáp, đầu sừng mithun và những tảng thịt gác bếp khổng lồ được dự trữ hàng chục năm (có những tảng thịt 30-50 năm tuổi nhưng ăn không hề bị đau bụng nhé!)
Tuy vẫn giữ lối sống cổ đại như vậy nhưng căn nhà của họ vẫn đầy đủ tiện nghi cơ bản và đặc biệt là rất gọn gàng, sạch sẽ. Những ngôi nhà thiên nhiên đơn giản, truyền thống nhưng vẫn phần nào hội nhập.
Điều này khiến tôi phải suy nghĩ lại cách tiếp cận tiêu dùng của chúng ta đối với cuộc sống hiện đại của chính mình.

 

 

Bình luận ^^!

Published by Mai Hương

Tôi là một kẻ lang thang, chụp choẹt linh tinh, sưu tầm các câu chuyện và đi viết dạo. Đơn giản vậy thôi. Tôi thường tìm đến với những vùng đất hoang sơ, những con người với lối sống cổ đại và những nền văn hoá sắp biến mất. Tôi muốn được tận mắt chạm vào những “huyền thoại” trên thế giới này rồi ghi lại nó qua những câu chuyện, những bộ ảnh, những thước phim,… theo – cách – của – riêng – mình, trước khi nó có thể biến mất hoàn toàn. Tôi xê dịch tiết kiệm theo cách xin làm TNV quốc tế, làm WWOOF trong các trang trại, ở nhờ qua couchsurfing, xin đi nhờ xe và sống “man di mọi rợ” như người địa phương.

Leave a Reply