Ấn Độ

🇮🇳 Ấn Độ (chap 23): Mối nghiệt duyên với anh nhà báo Shankar Dutta (phần 1)

IMG_8891

(Vì câu chuyện này khá nhiều sự kiện để kể nên cùng một tiêu đề tui sẽ chia làm khoảng 3 chap).
– – – – – – – – – – – – – — – – – – – – – – – – – – –
✅ 1. Gặp lại Shankar.
Xe đã tới thị trấn Itanagar. Xuống xe cái tôi call cho Shankar, thông báo chúng tôi đã quay lại thị trấn. Shankar rất nhanh chóng đã xuất hiện tới đón chúng tôi. Lần này Shankar đã cạo hết râu 2 bên mặt, nhưng vẫn để lại một chỏm râu nhỏ dưới cằm. Ảo ma canada à? Thiệc khum mún khẩu nghiệp nhưng nhìn cọng râu dưới cằm cứ như râu dê ấy. Nhìn mà tui ngứa mắt, chỉ mún vặt nốt cái chỏm râu đi cho rồi. 🙃

Anh Nam bảo tôi đi chợ rồi xin Shankar cho nấu nhờ bếp. Tôi hơi ngại, sợ vừa gặp đã nhờ vả người lạ thì phiền họ, nhưng cũng rón rén hỏi thử. Ai dè Shankar đồng ý luôn rồi dắt chúng tôi đi chợ ngay đó.
Sau khi đi chợ Shankar đưa chúng tôi lên nhà của anh. Nhà của Shankar là một căn hộ nhỏ nằm trên sân thượng của một chung cư cũ, giữa trung tâm thị trấn. Trái ngược với vẻ ngoài của Shankar – căn hộ của anh nhỏ nhắn, gọn gàng, tràn đầy ánh sáng và lồng lộng gió. Có điều vì nằm một mình trên một tầng thượng nên nó khá riêng tư và tách biệt với xung quanh. Tui nghĩ nếu ở đây một mình sẽ hơi cô đơn tẹo.
242194242_4301848596580952_744463400500889629_n
Từ bên ngoài sân thượng nhìn về phía căn phòng của Shankar. căn hộ của anh nhỏ nhắn, gọn gàng, tràn đầy ánh sáng và lồng lộng gió. Có điều vì nằm một mình trên một tầng thượng nên nó khá riêng tư và tách biệt với xung quanh. Tui nghĩ nếu ở đây một mình sẽ hơi cô đơn tẹo.
– – – – – – – – – – – – – — – – – – – – – – – – – – –
✅ 2, Ăn sáng.
Đến nhà Shankar tui mới biết anh còn mua cả đồ ăn sáng cho 3 người chúng tôi. Trời đất cái anh này chu đáo quá ta 😳. Đến trưa chúng tôi mới từ Ziro về Itanagar mà mua chi không biết.
Dù đang mệt và còn dư chấn của say xe thí mẹ, và đồ ăn Ấn thì… thặc sự không hạp khẩu vị xíu nào. Nhưng trước tấm lòng của anh, tui cũng ráng ăn ăn ăn cho hết phần của mình.
Trời, tự dưng phục mình quá. Giờ nghĩ lại vẫn hem hiểu động lực đâu ra mà tui ăn hết được mớ đồ ăn đó. Anh Ninh ăn đc chút nể mặt. Còn anh Nam thì không ăn luôn. Tui ngại ghê nên ráng nuốt thêm phần anh Nam nhưng chỉ được vài miếng là tui không nuốt trôi nữa. Tại tấm lòng người ta mua rồi không ăn bỏ đó tui cứ thấy ngại ngại á. Xong tui phùng mồm trợn mắt khen ngon cho Shankar vui lòng.
– – – – – – – – – – – – – — – – – – – – – – – – – – –
✅ 3, Cùng Shankar nấu ăn.
Trong lúc anh Nam và anh Ninh nằm ở phòng khách nghỉ ngơi, online, uống nước,… thì tui tất bật nấu ăn trong bếp để chuẩn bị cho bữa trưa. Tui vẫn còn siêu mệt sau chuyến xe say ngắc ngư, nhưng vẫn cố gắng đi chợ và nấu ăn ngay sau khi xuống xe. Nghĩ lại thấy mình cũng trách nhiệm và được việc, vậy mà sao anh Nam toàn chê tôi “kém” không à. Tự ái ghê nha!
Tôi và Shankar cùng nấu nướng. Mỗi người tự làm món ăn của riêng mình. Tôi nấu món VN cho nhóm tui ăn, còn Shankar tự nấu món Ấn cho bản thân.
IMG_8891
Shankar thấy tóc tôi rối nên đòi chải tóc cho tôi. Trời ơi, tóc rối bị chải nó đau thí mệ lunnnn!!!
– – – – – – – – – – – – – — – – – – – – – – – – – – –
✅ 4, Nghiệt duyên chớm nở
Trong lúc nhặt rau và nói chuyện. Shankar bảo tui phát âm Tiếng Anh chưa chuẩn nên chỉnh cho tui hoài. Nhờ thế tui và Shankar nhanh chóng trở nên quen thân và tự nhiên hơn. Thế là tui thoải mái cười tươi khi nói chuyện. Bỗng nhiên khi tui cười, Shankar khựng lại, nhìn tôi chăm chú và nói: “Hương, em cười dễ thương quá. Em xinh lắm!” (“Huong, Your smile look like so cute. U are so pretty!” – Shankar nói vậy). Gứm đừng có khen, tui lâu nay bị phũ quen rồi, không quen nghe khen ta ơi!
Và từ đó tự dưng Shankar nhìn tui với ánh mắt dịu dàng khác lạ. Tui bắt đầu cảm thấy hơi “ngột ngạt” khi ở riêng với Shankar như này. Kiểu cảm giác ấy nó khiến tôi không còn thoải mái khi ở bên cạnh Shankar nữa.
– – – – – – – – – – – – – — – – – – – – – – – – – – –
✅5, Bữa ăn cùng Shankar.
Sau khi nấu ăn xong, cũng tầm 12 rưỡi trưa, chúng tôi và Shankar cùng ngồi ăn với nhau. Nhóm tôi ăn đồ tôi nấu, Shankar tự ăn đồ Shankar nấu. Và Shankar… ăn bốc bằng tay!
Ừa, tui đã nhìn thấy người Ấn Độ và Nepal ăn bốc bằng tay vài lần rùi. Nhưng đây là lần đầu tiên tui ngồi ăn cùng bàn với một người Ấn ăn bốc bằng tay rõ ràng như vậy. Người Ấn chỉ ăn bốc bằng tay phải. Họ dùng tay bốc cơm, bốc rau, bốc thức ăn, canh,… dùng tay trộn trộn tất cả rồi bốc ăn như vậy.
Người Ấn cho rằng, đồ ăn thức uống mà họ có được là do đấng tối cao ban cho, nên khi đón nhận, phải đón lấy bằng tay trần một cách thành kính. Ngoài ra, việc ăn bằng tay cũng được cho là chạm đến mọi giác quan khiến họ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.
Tuy ăn bằng tay nhưng cách ăn của Shankar rất gọn gàng, sạch sẽ và đầy quy tắc. Trước khi ăn, anh rửa tay rất kỹ. Thức ăn khi bốc luôn bốc lượng vừa đủ để đưa vào miệng. Khi đưa thức ăn vô miệng thì cúi mặt xuống để tránh thức ăn rơi rớt. Và anh không bao giờ liếm ngón tay dù ăn bằng tay. Điều ấy cộng với việc anh giữ được căn bếp cũ kĩ luôn khô ráo, sạch sẽ, gọn gàng khiến tôi cảm thấy Shankar là một người lịch sự, sống ngăn nắp và có quy tắc rõ ràng.
242144276_4301848619914283_4877710754533069193_n
Căn bếp của Shankar tuy cũ kĩ nhưng luôn khô ráo, sạch sẽ, gọn gàng. Ảnh này là lúc vừa nấu ăn xong chưa kịp dọn nên hơi bề bộn xíu. Chứ Shankar sống ngăn nắp lắm.
Mặc dù vậy nhưng tui vẫn không khỏi cảm thấy nó hơi… Nói sao ta? Kiểu như cùng bàn ăn nhưng văn hóa cảm giác cách biệt nhau quá. Nó giống như hơi sốc văn hóa vậy á, nhưng tui vẫn cố gắng tỏ ra bình thường và né tránh không nhìn cách Shankar ăn. Tỏ ra như thể họ cũng đang ăn bằng đũa và thìa như mình vậy á.
———————————————
🌸 P/s: Mối nghiệt duyên này còn nhiều chuyện kể lắm, nhưng mà viết tới đây dài rồi nên tui chia ra chap sau kể tiếp hen bà con!
Bên dưới là vài ảnh chụp tại nhà Shankar.
Bình luận ^^!

Published by Mai Hương

Tôi là một kẻ lang thang, chụp choẹt linh tinh, sưu tầm các câu chuyện và đi viết dạo. Đơn giản vậy thôi. Tôi thường tìm đến với những vùng đất hoang sơ, những con người với lối sống cổ đại và những nền văn hoá sắp biến mất. Tôi muốn được tận mắt chạm vào những “huyền thoại” trên thế giới này rồi ghi lại nó qua những câu chuyện, những bộ ảnh, những thước phim,… theo – cách – của – riêng – mình, trước khi nó có thể biến mất hoàn toàn. Tôi xê dịch tiết kiệm theo cách xin làm TNV quốc tế, làm WWOOF trong các trang trại, ở nhờ qua couchsurfing, xin đi nhờ xe và sống “man di mọi rợ” như người địa phương.

Leave a Reply