Ấn Độ, Photos

🇮🇳 Ấn Độ (chap 15): Câu chuyện về “bộ tộc có những chiếc mũi kỳ lạ nhất thế giới”

Trong suốt 3 ngày lang thang khắp Ziro cùng Michi Tajo, chúng tôi đã được khám phá rất nhiều nét ngóc nghách văn hóa của người Apatani cổ đại và điều thú vị nhất là được nghe những câu chuyện huyền thoại từ chính những người Apatani cổ kể lại.

Ấn Độ, Photos

🇮🇳 Ấn Độ (Chap 14). Ngày đầu tiên ở Ziro: Gặp gỡ Michi Tajo – tour guide giỏi nhất vùng

Ảnh chụp bố mẹ của Michi Tajo - những người Apatani cổ cuối cùng còn lại trên thế giới.

🙋🏻‍♀️ Chào các bạn từ Ziro trong một ngày trời mát mẻ và đầy nắng muốn tát vỡ mặt khách du lịch.

Khách sạn Blue Pine nơi chúng tôi lưu lại ở Ziro nằm trên một quả đồi sát trung tâm thị trấn – nơi sầm uất và đầy đủ nhất của Ziro. Từ đây chúng tôi có thể phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh trung tâm. Nếu như những người Apatani cổ đại còn sống ẩn dật ở trong làng với những ngôi nhà bằng tre, thì ở khu vực trung tâm thị trấn lại toàn những người trẻ tuổi sinh sống với nhiều ngôi nhà được xây bằng bê tông và lợp ngói tôn.

Ấn Độ

🇮🇳Ấn Độ (Chap 7): Hành trình vật vã đi tìm văn phòng làm Permit

📸 Photo: Trong ảnh là bà Hage Lingu ở làng Hari, Ziro, Ấn Độ. Một trong những người phụ nữ Apatani xăm mặt và khoét mũi cuối cùng còn sót lại trên thế giới.

—————————-

Hum bữa lúc hỏi thông tin ở văn phòng du lịch “Arunachal Tourism” có 2 bạn tour guide mời chào chúng tôi đặt dịch vụ làm permit qua họ với giá 50usd/người. Nhưng tôi nghĩ nếu tự làm có khi giá tốt hơn chăng. Tôi muốn coi giá thực tế bao nhiêu nên từ chối và quyết tự dắt 2 người anh đi làm. Và chắc đó là một quyết định ngu muội của tôi. Vì hành trình đi tìm cái văn phòng để làm permit vô cùng vật cmn vã và giá cũng 50 đô. Đậu… xanh ghê!

Ấn Độ, Photos

🇮🇳 CHAP 4: Ngày đầu tiên “mắc kẹt” – Khám phá vài nét văn hoá ở Guwahati

Ngày hôm sau (CN 09/4/2017), 3 anh em đi kiếm đồ ăn sáng, sau đó đi một vòng quanh Guwahati thì thấy có mấy chuyện để kể như sau:

🌿 1, Bò được đối xử như con người

Ở Ấn Độ, bò là loài vật rất linh thiêng bởi chúng là thú cưỡi của thần Shiva – vị thần tối cao trong Hindu giáo. Tuyệt, mình nghĩ ngài cưỡi bò đi long nhong chắc sẽ di chuyển với vận tốc tầm 4 cây chuối / giờ quá. Nghĩ đã thấy sốt hết cả ruột.

Bữa đứng nhòm bạn bò ngoài đường. Mình dòm “bạn”, bạn dòm lại mình. Rồi mình cảm thấy vô cùng thèm một tô phở bò tái made in Việt Nam (mà phải là phở Hùng ở Sì Gòn 7 mươi mấy ngàn ấy). Còn bạn thì vênh mặt nhìn lại mình kiểu muốn khoe là “Tau là những chú bò Ấn Độ được cấp thẻ căn cước đó nha. Mày cứ ăn đồng loại tau đi rồi thần Shiva sẽ vả mày lệch mặt”. Theo tài liệu mình đọc đc thì từ năm 2007, những chú bò ở Ấn Độ thậm chí còn được cấp thẻ căn cước để được bảo vệ khi xuất chuồng.

Ấn Độ

🇮🇳Ấn ĐỘ (CHAP 2): Hai sự cố “hết hồn con chồn” khi transit ở sân bay Kuala Lumpur

“Chuyện là, tôi mang balo đồ và túi xách nhỏ vô WC đánh răng rửa mặt, thì thấy trong bồn cầu nước cứ xả róc rách liên tục. Tui nghĩ nó bị rò nước như mấy cái bồn cầu công cộng ở Việt Nam í. Nên tui mới nói: “Ủa, tốn nước quá!”. Nói xong tui mò mẫm, rồi lấy tay vặn hay bấm một cái nút gì đó (tui nghĩ là nút xả nước) – với một suy nghĩ rất đơn thuần là “tắt nước bồn cầu cho đỡ tốn nước của hành tinh xanh nèee!!”.

Ai ngờ nó là nút của một cái vòi nước rửa đuýt tự động (được gắn ẩn bên trong bồn cầu). Tức là nếu như chúng ta ngồi và bấm nút, thì cái vòi nước đó sẽ xịt tự động từ dưới lên… đuýt của chúng ta. Nhưng nhọ cái là tui ko có ngồi, mà tui đang đứng ngó mặt vô đó để chỉnh chỉnh, tìm cách tắt nước. Và thế là…. chắc mọi người cũng đoán được…

“1 tấn nước” rửa đuýt từ bồn cầu đã được xịt thẳng vô cái bản mặt tui và (dĩ nhiên) cả người tui….”icon-2